Cách điều chỉnh dao máy may đơn giản
Các dòng máy may điện tử thường không phải điều chỉnh nhiều vì phụ tùng có cơ chế hoạt động khá ăn khớp với nhau. Tuy nhiên cả máy cơ và máy điện tử thỉnh thoảng vẫn không tránh khỏi trục trặc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh dao máy may đơn giản và nhanh chóng.
Dao máy may thường gặp những vấn đề nào?
Phần bánh răng và con lăn của dao cắt chỉ máy may là chi tiết thường bị trục trặc nhất. Do lỗi vận hành máy của thợ may hoặc do phụ tùng lâu ngày đã cũ kĩ rỉ sét nên dao không còn hoạt động linh hoạt, làm hỏng đường chỉ may.
Khi phát hiện đường chỉ bị cắt không như ý muốn, bạn hãy kiểm tra dao máy may để tìm được lỗi và điều chỉnh lại. Hãy dừng máy và kiểm tra xem trục cắt, con lăn, bánh răng, cam cắt chỉ,…Có thể máy lâu ngày không được tra dầu hoặc vệ sinh, các chi tiết bị kẹt, không hoạt động trơn tru được.
Nếu khi dừng máy mà cam cắt chỉ quay xuống dưới thì sẽ cắt chỉ dài hơn so với bình thường, hoặc dao bị kẹt và không thể thu về được, cắt chỉ không đứt. Ngược lại nếu cam cắt chỉ đi lên trên nhiều quá, đường chỉ sẽ bị cắt rất ngắn, làm tuột chỉ, hỏng cả đường may.
Dao máy may thường gặp những vấn đề nào?
Hướng dẫn điều chỉnh dao máy may
Các dòng máy may hiện nay hầu như đều có hướng dẫn chi tiết cách chỉnh một số phụ tùng đơn giản, trong đó có trục dao cắt. Vì thế trước khi tiến hành điều chỉnh, bạn hãy đọc tài liệu hướng dẫn để thực hiện đúng kỹ thuật.
Vị trí dừng kim trên của máy may thông thường, điểm chết trên cò giật là 1-2mm. Khoảng cách này tuỳ vào từng dòng máy khác nhau. Trước khi chỉnh dao máy may, bạn cần kiểm tra vị trí dừng kim trên và chỉnh lại cho đúng với thông số của máy.
Kế tiếp, bạn mở ốc trên dao, dùng tay lắc nhẹ xem dao có di chuyển không. Cố định dao ngay tại vị trí và không để dao rơi ra, siết chặt ốc lại. Lý do dao cắt bị lỗi có thể là do ốc bị lỏng, không giữ dao ổn định khi cắt chỉ.
Lực của dao cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả cắt chỉ. Lưu ý điều chỉnh cả dao động và dao tĩnh. Bạn dùng tua vít để vặn chỉnh lực của dao. Vặn lên trên theo chiều kim đồng hồ là tăng lực ép, ngược chiều kim đồng hồ là giảm lực ép. Vặn xuống dưới là dáo tĩnh ép xuống, lực khớp dao động tăng lên.
Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt bộ mặt nguyệt máy may đúng chuẩn
Hướng dẫn điều chỉnh dao máy may
Khi chỉnh dao, bạn chú ý chỉnh từ từ, vừa chỉnh vừa kiểm tra các chi tiết gần đó như con lăn, bánh răng,…có gặp trục trặc nào không. Không nên chỉnh lực ép quá chặt vì sẽ làm dao bị mài mòn kẹt dao. Sau khi chỉnh, cho một sợi chỉ vào giữa dao động và dao tĩnh để kiểm tra xem có cắt được không.
Đối với trục cắt chỉ, bạn chỉnh trục sang bên trái, quay con lăn cắt chỉ dừng ở vị trí cao nhất, dùng tua vít cố định chặt trục cắt chỉ, không để trục đẩy ra ngoài. Hai bên trục dao động không được có khe hở, vì thế cần chỉnh ốc chặt vào đúng vị trí.
Khoảng cách chiều dọc của con lăn trục cắt với bánh răng là khoảng 3mm. Khi trục cắt trở về chỗ cũ, khe hở ngang giữa bánh răng và con lăn chỉ khoảng 1mm, đảm bảo cho hai chi tiết này không chạm vào nhau.
Sau khi đã điều chỉnh xong, bạn chạy máy may thử để xem dao cắt chỉ đã hoạt động lại như bình thường chưa. Nếu vẫn không khắc phục được lỗi, bạn nên liên hệ thợ sửa máy để phát hiện vấn đề.
Phụ tùng máy may Kim Hoà chuyên cung cấp và phân phối Sỉ & Lẻ Dao cho các nhà may, xí nghiệp,...uy tín chất lượng
Trên đây là hướng dẫn chỉnh dao máy may khi gặp trục trặc đơn giản. Bạn cần thêm thông tin về các loại phụ tùng máy may, hãy liên hệ với cửa hàng Nghiệp Thuận. Nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT DỊCH VỤ KIM HÒA
Văn phòng: 220/37 Nguyễn Tiểu La, Phường 08, Quận 10, TPHCM
Bán hàng: 925/14H Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TPHCM
Email: kimhoacompany@gmail.com
Hotline: 0903192540
Xem thêm